Chào mừng Kỷ niệm 33 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/112015)

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Đáp án đề thi Toán - Tin lần 1

TOÁN 6
Bài giải của học sinh được chọn: Huỳnh Minh Trí - Lớp 6/3
Ta có: 2n – 7 ≥ 0   (vì 2n – 7 là số tự nhiên)
           =>2n ≥ 7
                 n ≥ 7 : 2
                 n ≥ 3,5
            => n ≥4
          mà 2n chia hết cho n(vì n chia hết cho n)
 => 7 chia hết cho n
 => n = 7 hoặc n = 1
          Mà n ≥4
=> n = 7
      Vậy n = 7 để số tự nhiên 2n – 7 chia hết cho n

TOÁN 7, 8; TIN HỌC 8
Các bài dự thi của học sinh không đảm bảo thời gian qui định hoặc lời giải chưa chính xác nên không được chọn đăng
Đáp án tham khảo Toán 7
Đáp án tham khảo Toán 8
          Ta có: n5 - n = n(n4 - 1) = n(n2 - 1)(n2 + 1)
                             = (n - 1)n(n + 1)[(n2 - 4) + 5]
                             = (n - 1)n(n + 1)[(n – 2)(n + 2) + 5]
                             = (n - 2)(n - 1)n(n + 1)(n + 2) + 5(n – 1)n(n+1)
          Mà (n – 2)(n – 1)n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 2 và 5 mà 2 và 5 nguyên tố cùng nhau nên (n – 2)(n – 1)n(n + 1)(n + 2)  chia hết cho 10
         Lại có: 5 chia hết cho 5 và (n – 1)n(n+1) chia hết cho 2 nên 5(n – 1)n(n+1) chia hết cho 2.5=10 => (n - 2)(n - 1)n(n + 1)(n + 2) + 5(n – 1)n(n+1) chia hết cho 10
         Do đó : n5 - n  chia hết cho 10
         Vậy n và n5 là hai số tự nhiên có cùng chữ số tận cùng.
Đáp án tham khảo Tin học 8
Program S_Hinhtron;
Var  R:Integer;
       S,CV:Readln;
Const Pi=3.14;
Begin
      Writeln('Nhap ban kinh r: '); Readln(r);
      S:=Sqr(R)*Pi;
      CV:=2*R*Pi;
      Writeln('Dien tich hinh tron la: ', S:4:2);
      Writeln('Chu vi hinh tron la: ', CV:4:2);
      Readln;
End.